BM-31-12 Andryusha “Hãy để đàn ông lên tiếng”

Sau thành công của dàn pháo phản lực BM-13-16 Katyusha vào năm 1941, với dàn phóng gồm 16 ray phóng đạn pháo phản lực 130mm M-13 đặt trên khung gầm xe tải Studebaker US6 U3, Hồng quân Liên Xô mong muốn một hệ thống với hỏa lực mạnh mẽ hơn nữa. Và do đó BM-31-12 Andryusha ra đời.

Hệ thống B-31-12 Andryusha tác chiến trên đường phố

Khác với Katyusha thì Andryusha là một cái tên dành cho đàn ông, và thực vậy công việc của BM-31-12 có phần nặng nề hơn do có tầm bắn ngắn hơn (8,740 m của BM-13 so với 4,325 m của BM-31). Hệ thống là một dàn phóng gồm 12 ray phóng đạn để phóng đi 12 tên lửa M-31 có kích cỡ 300mm. Không giống như Katyusha khi ray phóng bằng thép mà ở đây hệ thống phóng của Andryusha là khung gỗ đặt tên lửa bên trong, giống với hệ thống Wurfrahmen của Đức. Tất nhiên việc tầm bắn kém hơn cũng vì Andryusha mang đạn tên lửa mạnh hơn Katyusha rất nhiều (132mm đầu nổ nặng 4.9kg của đạn M-13 so với kích cỡ cực lớn là 300mm và đầu nổ nặng 28.9kg của đạn M31). Với tầm bắn ngắn như vậy thì tất nhiên nó không còn dùng để bắn diện tích nữa mà nó dùng để dọn dẹp những con phố cứng đầu chống cự ở những thành phố tan hoang của người Đức. Và bạn nghĩ xem chỉ với việc đối đầu với loạt đạn của Katyusha đã đủ làm người ta phát điên, thì nếu phải đối đầu với những loạt đạn Andryusha còn kinh khủng tới mức nào.

Ảnh: Chi tiết các bộ phận trên dàn phóng phản lực BM-31-12

Vào tháng 3 năm 1944, 12 chiếc BM–31-12 được chế tạo trên khung gầm xe tải Studebaker US6 và trở thành chiếc “Andryusha”. Sự kết hợp này đã tỏ ra rất thành công trong những năm cuối của cuộc thế chiến, đặc biệt là trong các cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố Budapest và Berlin.

Một số thông số về đạn pháo M-31

P/s: BM-xy được sử dụng để đặt tên cho các loại dàn phóng tên lửa phóng loạt. x = 31 là hỏa tiễn (M-31) tương đương với đường kính của quả đạn. y = 12 là số lượng ray phóng. Do đó, BM-31-12 là hệ thống tên lửa phóng loại với tên lựa M-31 và có 12 ray phóng – ray bằng gỗ.

Add your comment