Áo giáp chống đạn Hồng quân Liên Xô (Phần I)
Áo giáp chống đạn là một loại trang bị làm tăng khả năng sống sót của bộ binh trên chiến trường. Ngay từ đầu thế kỉ 20, Đế quốc Nga đã cho sản xuất một số loại áo giáp này và trang bị cho bộ binh. Đến thời kỳ Hồng quân Liên Xô cũng cho ra đời các phiên bản áo giáp ngực dựa trên mẫu đã thiết kế từ trước gồm có các loại SN-38, SN-39, SN-40, SN-40A, và SN-42. Năm 1939, Liên Xô cho sản xuất các mẫu thử nghiệm của áo giáp ngực chống đạn SN-39 (150 chiếc) và khiên chống đạn (100 chiếc). Chúng đều được đưa ra ngoài mặt trận để tiến hành thử nghiệm (ở Karelia). Theo bản báo cáo T-06-77 năm 1940 thì loại áo giáp này nhận được sự đánh giá tốt từ các chỉ huy của tập đoàn quân số 7, tuy vậy vẫn cần phải tăng độ dày của lớp giáp thép để có thể chống lại đạn trong các trận chiến tầm gần.
Để giải quyết vấn đề này, Liên Xô cho ra đời loại áo giáp thép mới dày hơn, SN-40A. Theo yêu cầu từ phía quân đội, SN-40A sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt và cố gắng đạt được các tiêu chí sau:
– Sản xuất từ 100-150 chiếc SN-40A, bảo vệ cơ thể được từ các loại đạn mẫu 1908 được bắn từ súng trường hay súng tiểu liên ở khoảng cách 150m với góc 0 độ và từ một khoảng cách bất kỳ nào đó với góc 30 độ.
– Sản xuất áo giáp chống đạn với 3 kích cỡ khác nhau. Trước đó áo giáp chỉ được chế tạo với chỉ 1 kích thước (cỡ nhỏ).
– Thực hiện các cuộc thử nghiệm cả ở khu vực thử nghiệm và trên chiến trường.
Áo giáp thép chống đạn SN-40A của Hồng quân Liên Xô
Sự đánh giá SN-40A được thấy qua bản báo cáo sau: “Việc sản xuất áo giáp SN-40A được thực hiện tại nhà máy “Industria” ở Lysva. Nó được sản xuất theo 3 kích thước cùng với 2 loại cân nặng và độ dày khác nhau. Các cuộc thử nghiệm SN-40A được thực hiện vào mùa thu năm 1941. Kết quả thu được không được tốt. Với độ dày thép 5.2mm, chiếc áo giáp trở nên quá nặng. Do đó lực lượng không quân từ chối sử dụng chúng. Trong cuốn sách “Uniform of the Russian Air Force 1935-1955” có viết “Quân y thường xuyên trang bị cho phi công đội những chiếc mũ sắt kiểu mà quân đội hay dùng. Ví dụ, năm 1943, các đơn vị thuộc tập đoàn không quân số 4 bắt buộc các xạ thủ súng máy trên máy bay IL-2 và Pe-2 phải đội mũ sắt và khiên bảo vệ ngực”.
Tuy nhiên trong thực tế, khi máy bay thực hiện cú bố nhào xuống thì xạ thủ phía đuôi phải chịu một áp lực cực lớn từ đống “thép” mang trên người do đó khả năng bảo vệ máy bay trước sự tấn công của tiêm kích đối phương bị giảm sút. Do đó, lời giải cho câu hỏi hóc búa này không phải là SN-40A mà là phiên bản sau của nó – SN-42
Admin HM63 – Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2