SU-152 và Sturmpanzer IV – Ai cao tay hơn ?

Đều là pháo tự hành xung kích nhưng thiết kế và lịch sử chiến đấu đã cho thấy nước nào mới nước cao tay hơn. Cả Sturmpanzer IV và SU-152 đều được làm ra vì cùng một mục đích trở thành pháo tự hành xung kích (Dạng xe mang pháo lớn và giáp tốt để có thể lên tuyến đầu và bắn sập những mục tiêu mà xe tăng bình thường không diệt được). Nhưng khác với SU-152 thành công rực rỡ, thì Sturmpanzer IV đầy khuyết điểm và thất bại.

Một trong những nhược điểm lớn nhất dẫn đến thất bại của Sturmpanzer IV là đặt pháo quá lớn lên khung thân tăng hạng trung rồi còn đắp giáp quá dày lên mặt trước khiến xe bị nặng đầu và luôn quá tải. Mặt khác pháo 15 cm StuH 43 L/12 cũng không thể so sánh được với pháo 152.4 mm ML-20S của SU-152, pháo trên Sturmpanzer IV là pháo nòng ngắn (L/12) so với nòng dài của SU-152 (L/29), nên nó không thế bắn chính xác vào mục tiêu như SU-152 . Do đó Sturmpanzer IV không có năng lực tác chiến đa năng như của SU-152.

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc với xác của 1 chiếc Sturmpanzer IV sau khi nó chẳng may đụng độ phải kẻ săn thú SU-152

Một vấn đề nữa tới từ khung xe chúng sử dụng. SU-152 dùng thân xe KV-1S và Sturmpanzer IV dùng thân xe Panzer IV. Trong khi thân xe KV-1S thể hiện xuất sắc việc mang vác một khẩu pháo cỡ lớn như pháo 152mm thì khung xe Panzer IV lại tỏ ra là không thích hợp cho việc này. Khung xe của Sturmpanzer IV đã phải mang pháo lớn thì chớ lại còn phải mang thêm sức nặng của lớp giáp dày mà người ta bọc cho nó với hy vọng nó sẽ chiến đấu được ở tuyến đầu. Nhưng cố gắng này chỉ làm ra một sản phẩm chắp vá xoay trở quá chậm và cũng lại hay hỏng dù đáng nhẽ nó phải đáng tin để yểm trợ cho những điểm nóng cho chiến tuyến.

Pháo tự hành diệt tăng SU-152 – Kẻ săn Quái thú của Hồng quân Liên Xô

Nên………..không phải cứ bọc giáp rồi đặt pháo to lên là lầy được như mấy tay Liên Xô đâu.

Admin #HHM từ Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2

Add your comment