Tại sao Liên Xô lại cần nhiều xe tăng đến vậy ?

Ngày nay khi khi nhìn vào những bảng xếp hạng quy mô trang bị của các siêu cường trên thế giới, chúng ta thường thấy Nga là nước có số lượng xe tăng nhiều vượt trội so với ngay cả với nước top 2 là Mỹ với số lượng lớn gấp đôi (12.000 xe tăng so với 6.000 xe tăng của Mỹ)

Điều này được duy trì từ thời Liên Xô mà chúng ta hay đùa rằng đó là “biển tăng”. Đây như thể là thói quen, khi mà Liên Xô thường chế tạo nhiều xe tăng hơn phần còn lại của thế giới.
Vấn đề là tại sao ?

Có ba yếu tố chính khiến Liên Xô/Nga cần số lượng lớn xe tăng như vậy.

+ Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là yếu tố địa lý thứ đã làm nên đặc điểm rõ ràng nhất của Liên Xô/Nga trên địa cầu này, khi mà Liên Xô/Nga vẫn luôn là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn nhất trên thế giới. Kéo dài hàng chục ngàn km giữa hai điểm cực Đông và Tây của đất nước.
Và nếu chiến tranh tổng lực xảy ra thì với mức độ rộng lớn của nước Nga sẽ khiến việc chuyển quân rất tốn thời gian. Điều này khiến cho Liên Xô/Nga cần một lượng lớn quân số trang bị tại chỗ.

Một đơn vị thiết giáp Liên Xô trong thế chiến thứ 2

+ Thứ hai là bộ binh. Như vấn đề địa lý đã chỉ ra, cần rất nhiều binh sĩ để bảo vệ lãnh thổ.
Nhưng biết bao nhiêu là đủ ?
Trong điều kiện lý tưởng thì huấn luyện và trang bị cho những nhóm nhỏ quân số và tăng cao mức độ chuyên nghiệp của công tác huấn luyện có lợi hơn nhiều duy trì một đội quân lớn với trang bị kém và huấn luyện qua loa. Nhưng như thế thì lại không thể đảm bảo quân sô bảo vệ lãnh thổ.
Theo thử nghiệm của Liên Xô vào thập niên 1920-1930 cho thấy cả hai kiểu tổ chức “chất” hay “lượng” đều không đủ để bảo vệ lãnh thổ Liên Xô.
Giải pháp được đưa ra là các nhóm quân có chất lượng ở mức vừa phải được bổ sung bằng xe tăng và các phương tiện khác là hướng đi Liên Xô chọn.
Mặt khác trong thời gian dài thì xe tăng dễ bảo quản và duy trì hoạt động hơn những nhóm bộ binh.
Nói một cách đơn giản hàng chục ngàn xe tăng dễ duy trì hơn hàng triệu binh sĩ.

Một nhà máy sản xuất xe tăng KV-1 của Liên Xô trong thế chiến thứ 2

+ Thứ ba là mọi thứ cần phải được chuẩn bị.
Một khi chiến tranh xảy ra, nhu cầu về trang bị quân sự và những thành phần thay thế của chúng sẽ là cực lớn. Các tổn thất trang thiết bị quân sự là không thể tránh khỏi, nếu chỉ đơn giản là đợi sản xuất thay thế thì cuộc chiến nhiều khả năng sẽ thất bại. Trong ít nhất 1 năm sau khi chiến tranh xảy ra thì người ta chỉ có thể trông vào những thứ có sẵn.
Và kết quả là xe tăng phải được sản xuất với số lượng lớn để duy trì và dự phòng chiến tranh.

Ba yếu tố trên đã khiến Liên Xô cần một số lượng lớn xe tăng để bảo vệ nó và dành chiến thắng.
Và các cuộc chiến của Liên Xô thường có đặc điểm là họ dùng rất rất nhiều xe tăng

HHN – Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2

Add your comment