Tác chiến chiều sâu là gì ? Có gì khác so với chiến tranh chớp nhoáng ?
• Là học thuyết quân sự của Liên bang Xô Viết được áp dụng trong thế chiến thứ hai. Tác chiến chiều sâu vốn dĩ xuất hiện lần đầu trong cuộc tổng tấn công Brusilov vào năm 1916 bằng cách sử dụng quân Đế quốc Nga chọc thủng phòng tuyến của phe Liên Minh Trung Tâm tại nhiều điểm. Tuy nhiên lúc này học thuyết vẫn còn rất sơ khai, trong những thập niên 20 và 30, học thuyết được củng cố và phát triển bởi giới tướng lĩnh Liên Xô như A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson, M.N. Tukhachevsky,… Tuy nhiên việc phát triển bị thụt lùi bởi cuộc Đại Thanh Trừng. May mắn thay, một số tướng lĩnh sống sót như Zhukov vẫn tiếp tục phát triển và sử dụng học thuyết này.
Nguyên soái Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky – một tác giả quan trọng của học thuyết tác chiến chiều sâu.
• Yêu cầu:
+ Đòi hỏi nguồn lực dồi dào để áp dụng học thuyết.
+ Hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng.
+ Khâu chuẩn bị và tổ chức cẩn thận.
• Các giai đoạn của Tác chiến chiều sâu:
+ Giai đoạn 1: Tiến hành chuẩn bị các thê đội, lực lượng dự bị và hậu cần. Chỉ huy bắt đầu vạch ra các điểm dự định tổ chức xung kích.
+ Giai đoạn 2: Không quân và pháo binh bắt đầu “làm mềm” chiến trường cũng như chia cắt các đơn vị đối phương. Các đơn vị thuộc thê đội 1 bắt đầu tấn công vào nhiều điểm trên phòng tuyến đối phương nhằm tạo ra lỗ hỏng. Các đơn vị thuộc thê đội 2 hoặc thuộc lực lượng dự bị đi theo sau thê đội 1.
+ Giai đoạn 3: (kể từ giai đoạn này không quân sẽ luôn hỗ trợ các mũi tấn công trên chiến trường) Do chịu các nỗ lực xung kích của thê đội, phòng tuyến đối phương sẽ bị vỡ và tạo các lỗ thủng cho thê đội 2 và lực lượng dự bị hành động.
+ Giai đoạn 4: Sau khi phòng tuyến bị chọc thủng, các đơn vị bắt đầu chia ra đánh :
– Thê đội 1: Ngưng tham chiến để tiến hành sửa chữa và tiếp tế đạn dược và nhiên liệu.
– Lực lượng dự bị: Tiến hành bao vây và tiêu diệt các đơn vị đối phương bị cô lập bởi các lỗ thủng trên phòng tuyến.
– Thê đội 2: Tiến hành thọc sâu tấn công các đơn vị hậu cần và dự bị sâu bên trong phòng tuyến để ngăn chặn nỗ lực của họ nhằm cứu vãn phòng tuyến.
+ Giai đoạn 5: nếu có cơ hội, giới chỉ huy sẽ tiếp tục vạch ra chiến dịch để khai thác tối đa thành công của chiến dịch vừa rồi.
Sơ đồ tác chiến chiều sâu 2 thê đội (Nguồn: Wikipedia)
+ Hậu quả :
– Các đơn vị trên phòng tuyến buộc phải rút lui nếu không muốn bị bao vây và tiêu diệt. Kháng cự là vô ích khi thiếu hụt hậu cần.
– Các đơn vị hậu cần và dự bị buộc phải rút lui do họ phải đối đầu với thê đội 2 còn y nguyên (toàn bộ gạch đá lúc chọc thủng phòng tuyến thì thê đội 1 lãnh hết rồi).
– Hồng quân đánh bại toàn bộ phòng tuyến đối phương mà chỉ cần chọc thủng vài vị trí trên phòng tuyến. Ngoài ra, họ có thể sẽ tiếp tục khai thác thắng lợi bằng cách tiếp tục tổ chức tấn công trong khi đối phương vẫn còn đang chật vật rút lui khỏi phòng tuyến.
Các sơ đồ vận động thọc sâu (Nguồn: wikipedia)
• Ưu điểm :
+ Đánh mạnh, đánh chắc, tiêu diệt từ từ sinh lực đối phương.
+ Việc sử dụng hai thê đội xung kích và thọc sâu đảm bảo hiệu quả tối đa.
+Phù hợp với nguồn lực dồi dào của Liên Xô.
• Nhược điểm: Tác chiến chiều sâu cũng có hai điểm quan trọng là khâu chuẩn bị và thê đội chịu trách nhiệm thọc sâu. Tác chiến chiều sâu đòi hỏi nỗ lực rất nhiều từ khâu chuẩn bị, chiến tranh chớp nhoáng chỉ xung kích và thọc sâu một điểm mà hậu cần đã kiệt quệ thì Tác chiến chiều sâu thọc sâu nhiều điểm thì còn rắc rối hơn nữa, chỉ cần thiếu hậu cần là coi như khỏi xung kích, bao vây hay thọc sâu gì hết.
Vấn đề thứ hai là thê đội chịu trách nhiệm xung kích, nếu như thê đội này không thể phá vỡ phòng tuyến đối phương thì sẽ đặt các đơn vị dự bị và thê đội 2 phải làm thay dẫn đến hiệu quả thọc sâu giảm bớt thậm chí Tác chiến thất bại. Một vài trường hợp dùng pháo binh hoặc không quân để phòng thủ sẽ không hiệu quả vì pháo binh sẽ sớm bị bịt miệng do bị pháo binh và không quân đối phương “làm mềm” trong giai đoạn 1.
Riêng không quân thì vô dụng do Liên Xô có lối đánh sát vào địch khiến máy bay đối phương không dám thả bom vì sợ trúng cả quân địch lẫn quân ta.
+ Lý do thất bại bởi kẻ địch :
– Phương pháp phòng ngự có hiệu quả như công sự kiên cố, các bãi mìn,… sẽ tiêu diệt được thê đội 1 và khiến đối phương mất đi hiệu quả thọc sâu, thậm chí thất bại trong việc phá vỡ phòng tuyến.
+ Lý do chủ quan dẫn đến thất bại:
– Pháo binh và không quân trong giai đoạn 1 thất bại trong việc “làm mềm” và chia cắt đối phương, các thê đội xung kích sẽ dễ dàng bị địch tiêu diệt.
– Thiếu hụt về hậu cần hay dự bị cũng khiến chiến dịch thất bại trong lúc vận động thọc sâu.
• Bonus: Tác chiến chiều sâu có một sự kết hợp với phòng ngự chiều sâu. Trong khi kẻ địch bị kiệt sức trong nỗ lực chọc thủng phòng ngự chiều sâu thì lính Hồng quân trong các đơn vị dự bị thì lại rất sung sức. Chỉ cần thê đội xung kích đánh cái nhẹ là tự khắc phòng tuyến đối phương vỡ vụn ra thôi.
-redstar-