Chiến tranh chớp nhoáng hay Blitzkrieg là gì ?

• Là một dạng chiến thuật được quân Đức ưa thích sử dụng trong thế chiến thứ hai. Chiến tranh chớp nhoáng giúp cho quân Đức có thể tự tin đột phá tuyến phòng ngự của đối phương chỉ ở một điểm duy nhất mà không phải huy động đánh dọc trên toàn bộ chiến tuyến như trước đây.

• Yêu cầu:

+ Công nghệ vũ khí tốt để cho có bộ binh cơ giới hóa tháp tùng xe tăng cũng như các phương tiện vận tải hậu cần để phục vụ các mũi thọc sâu.

+ Hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng.

+ Sĩ quan có trình độ.

• Các giai đoạn của Blitzkrieg :

+ Giai đoạn 1: bằng các lực lượng trinh sát cũng như kinh nghiệm của các chỉ huy Đức, người Đức tiến hành vạch ra điểm yếu nhất trên phòng tuyến địch và đặt nó làm Schwerpunkt ( Điểm tập kết ).

+ Giai đoạn 2: Không quân và pháo binh bắt đầu “làm mềm” phòng tuyến đối phương nhưng ưu tiên chia cắt điểm Schwerpunkt với các nơi khác trên phòng tuyến. Đồng thời người Đức tiến hành các đòn nghi binh nhỏ trên suốt phòng tuyến nhằm đánh lừa kẻ địch.

Chiến thuật Blitzkrieg “trứ danh” đã giúp người Đức có được những chiến thắng vang dội tại mặt trận phía Tây và giai đoạn đầu của mặt trận phía Đông

+ Giai đoạn 3: (kể từ giai đoạn này không quân sẽ luôn hỗ trợ các mũi tấn công trên chiến trường) Quân Đức tấn công điểm Schwerpunkt với lực lượng áp đảo quân số quân phòng thủ ở đây và người Đức sẽ nhanh chóng chọc thủng điểm này. Các lực lượng đối phương trên phòng tuyến cũng như quân dự bị không thể tập kết về điểm này để phòng thủ do đã bị máy bay và pháo binh chia cắt trong giai đoạn trước.

+ Giai đoạn 4: Quân Đức bắt đầu chia ra đánh :

– Lực lượng bộ binh và pháo binh có nhiệm vụ Rush đến điểm Schwerpunkt và bắt đầu phòng thủ ngăn không cho đối phương bịt lại lỗ thủng này.

– Lực lượng bộ binh cơ giới cùng với lực lượng tăng – thiết giáp tiến hành đi xuyên qua lỗ thủng hoặc bao vây đối phương trên phòng tuyến từ đằng sau hoặc tiếp tục thọc sâu tấn công lực lượng dự bị và hậu cần đối phương ngăn không cho có cơ hội phản công hoặc lặp phòng tuyến mới.

+ Hậu quả :

– Lực lượng trên phòng tuyến phải đối mặt với hai lựa chọn hoặc là rút lui thật nhanh sau tất cả hoặc chậm chân để quân Đức bao vây và tiêu diệt.

– Lực lượng dự bị do bị xe tăng Đức đánh đến tận cửa nên không còn cơ hội lắp lại lỗ thủng trên phòng tuyến mà chỉ có thể rút quân bỏ mặc đồng đội.

– Quân Đức có thể đập tan cả một chiến tuyến được đối phương chỉ bằng một lực lượng tấn công còn ít hơn cả quân phòng thủ trong vài ngày.

• Ưu điểm :

+ Đánh nhanh thắng sớm bớt đau khổ.

+ Phù hợp với nước Đức những năm 39/40 tuy có kinh nghiệm tác chiến tốt nhưng kém cỏi về nguồn lực.

• Nhược điểm: Blitzkrieg có hai điểm cực kì quan trọng : chọc thủng điểm Schwerpunkt và ngăn không cho đối phương lắp lại chỗ thủng. Quân Đức không chọc thủng được phòng tuyến đối phương là xác định do thất bại từ cái cơ bản nhất. Còn để đối phương lắp lại lỗ thủng là xác định mấy ông tăng/thiết giáp với bộ binh cơ giới nở hoa, để bị chặn đường tiếp vận thì thế nào xe tăng chạy được một chút nữa là hết xăng hết đạn thì bị đối phương ép đến chết.

So sánh 2 chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng – Blitzkrieg” và Tác chiến chiều sâu “Deep Battle”

Các lí do thất bại bởi kẻ thù :

+ Không quân đối phương áp đảo : Chả ai dám lái xe tăng lao ra khi mà máy bay địch đang rải thảm đâu. Người Đức chứ không phải người Nhật :v

+ Pháo binh và máy bay không chia cắt được đối phương : Địch kéo bầy ra hội đồng hoặc tập trung lắp phòng tuyến (Trận Bulge).

+ Phòng ngự chiều sâu: Đây là cách đối phó hiệu quả nhất, đối phương bố trí các lớp phòng thủ xa nhau thay vì tập trung lại, giữa các lớp phòng thủ là các bãi mìn dày đặc. Lối phòng thủ khiến quân Đức dễ ảo tưởng sức mạnh sau khi xuyên qua lớp phòng thủ đầu tiên nhưng sau đó bắt đầu ăn hành khi xuyên các lớp tiếp theo và khi nhận ra tình hình thì đã quá trễ. (Trận Kursk )

Lí do chủ quan dẫn đến thất bại:

+ Bộ binh và pháo binh không bắt kịp dẫn đến không thể phòng thủ và bảo vệ điểm Schwerpunkt, đối phương có cơ hội bịt kín lại lỗ thủng này.

Add your comment