Sức xuyên giáp của pháo 122mm D-25T và pháo 88mm KwK 43
Ngày nay theo thông số được ghi lại từ các tài liệu từ các bên ghi lại, chúng ta được biết rằng pháo 88mm KwK 43 có sức xuyên tốt hơn pháo 122mm D-25T. Vậy tức là trên lý thuyết pháo KwK sẽ có tỷ lệ xuyên sẽ tốt hơn pháo D-25T. Tuy nhiên khi thử nghiệm bắn vào xe tăng Tiger 2 bằng cả hai loại pháo này, người Nga nhận thấy một vấn đề. Pháo KwK 43 bắn 6 phát vào vị trí tháp pháo của Tiger 2 thì chỉ có 2 phát trong đó xuyên giáp , trong khi đó pháo D-25T lại không có phát nào không xuyên giáp!
Pháo D-25T 122mm trên xe tăng IS-2 của Liên Xô
Tiếp tục thử nghiệm, lần này người ta đem một thân xe IS-3 ra thử nghiệm, pháo D-25T có thể bắn xuyên giáp sườn xe IS-3 ở 1100m và kết quả này là hoàn toàn bình thường. Nhưng khi bắn thử bằng pháo 88mm KwK 43 thì mới thật sự làm người ta bất ngờ, ở 400m ba phát đạn 88mm không một phát nào xuyên giáp ! Ở khoảng cách 300m pháo 88mm mới bắt đầu có thể xuyên giáp sườn xe tăng IS-3. Người ta lý giải rằng phần giáp sườn xe IS-3 được cấu tạo khá ưu việt khi nó có giáp hộp và nghiêng rất mạnh vào trong khiến giáp hiệu quả tăng rất cao do đó nó đã gây khó khăn cho việc bắn xuyên giáp ở vị trí này, tuy nhiên cách biệt kinh khủng này còn vì một yếu tố khác sẽ được giải thích sau.
Lần này người ta bắn vào vị trí phía dưới sườn xe dày 95mm của IS-3, ở vị trí này không có giáp hộp và cũng không nghiêng thì kết quả sẽ ra sao nhỉ? Pháo 88mm KwK 43 sẽ vượt trội chứ ? Câu trả lời là không. Pháo D-25T có thể xuyên giáp vị trí này ở 4400m. Pháo KwK 43 có thể xuyên giáp vị trí này ở 3790m. Vậy tức là kết quả của pháo KwK lại một lần nữa thấp hơn D-25T.
Một chiếc xe tăng Tiger II với khẩu pháo trứ danh KwK 43 88mm tại Bảo tàng thiết giáp ở Pháp
Điều này nếu như theo lý thuyết thì đáng nhẽ không thể xảy ra, nhưng tại sao nó lại xảy ra ? Trong khoa học đạn đạo, có một hiện tượng gọi là overmatch. Hiện tượng này được lý giải là khi một viên đạn có kích cỡ lớn hơn sẽ có lợi thế hơn khi xuyên giáp (có thể hiểu nôm na thì đạn nặng hơn sẽ có lợi thế là mất động năng chậm hơn đạn nhẹ hơn). Nhất là khi đường bay và góc tiếp xúc lớn thì viên đạn nặng hơn lại càng có lợi thế hơn. Trong trường hợp này pháo 122mm đã có hiệu quả hơn pháo 88mm 40%. Nhờ kết quả này chúng ta có thể thấy trong thực tế tình hình nó khác thông số lý thuyết rất nhiều. Pháo 122mm có thông số xuyên giáp thấp hơn lại có kết quả tốt hơn pháo 88mm có thông số rất cao.
Nguyên mẫu tháp pháo một xe tăng Liên Xô sau khi hứng chịu những phát đạn từ khẩu pháo KwK 43 88mm
Tài liệu này được người ta đào lên từ núi dữ liệu của bộ quốc phòng Nga, nó không hề được công bố. Nên khả năng nó được tạo ra để tuyên truyền là gần như không có. Bản thân các xe tăng Nga hậu chiến đều được chế tạo để phù hợp với tiêu chuẩn NII-48 được cho ra đời sau kết quả thử nghiệm này (NII-48 là tiêu chuẩn cần có ở các xe tăng hạng nặng Nga thời hậu chiến, các xe tăng hạng nặng đạt tiêu chuẩn này phải chịu được đạn pháo ít nhất là ở phần giáp trước với các loại đạn: 88 mm 1000 m/s 105 mm 900 m/s 122 mm 800 m/s 122 mm 1000 m/s 128 mm 900 m/s 128 mm 1100 m/s
Ảnh: Vị trí trên sườn xe tăng IS-3 với 3 vết đạn 88mm KwK 43, người ta ghi chú rằng kết quả 3 phát bắn của pháo 88mm không gây bất cứ thiệt hại nào nghiêm trọng.
Admin HHN – Hội những người thích tìm hiểu về thế chiến thứ 2