BM-13 Katyusha: Đàn Organ của Stalin

Hôm nay chúng ta tìm hiểu về hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng Katyusha được sử dụng bởi Liên Xô trong Thế chiến thứ 2.

+ Lịch sử chế tạo và chiến đấu

Khái niệm về một hệ thống phóng tên lửa nhiều đến khoảng tháng 6 năm 1938, khi Viện Nghiên cứu Sức đẩy phản lực đã được ủy quyền bởi cục pháo binh, để phát triển các hệ thống như vậy cho RS-132 tên lửa được sử dụng trên máy bay của họ. Một nguyên mẫu tại Chelyabinsk đã được thử và bắn tên lửa M-132 trên xe tải ZIS-5, mặc dù không ổn định và đã được sửa đổi theo đề nghị của V.N. Galkovskiy để gắn đường ray theo chiều dọc. Thử nghiệm cho nguyên mẫu vừa được thực hiện bắt đầu vào cuối năm 1938. Hệ thống có tầm bắn đạt 5.500 mét, nhưng hệ thống không được lực lượng pháo binh chú ý cho lắm. Phải mất 50 phút để nạp 24 tên lửa vào hệ thống ray, trong khi một khẩu pháo bình thường có thể bắn trăm phát đạn trong cùng thời gian và có thể duy trì hỏa lực . Kiểm tra tiếp tục cho đến năm 1940 và có một nguyên mẫu với hệ thống ray theo chiều dọc được ra mắt. Các thiết kế đã được phê duyệt cho sản xuất trước khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng Sáu năm 1941, và sản xuất hàng loạt bắt đầu sau tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh.

Trong chiến tranh, các bệ phóng đã được vận hành một cách bí mật và bởi lực lượng đặc biệt của NKVD và thậm chí tên của hệ thống không được công khai. Vì có một chữ “K” trên các phương tiện từ các Nhà máy Komintern, các chiến sĩ ngoài mặt trận đã quyết định đặt biệt danh các bệ phóng là “Katyusha” giống với một bài hát thời chiến nổi tiếng cùng tên. Lên đến 3,237 hệ thống Katyusha đã được sản xuất từ năm 1941 đến cuối năm 1942, và hơn 10.000 đã được sản xuất đến cuối của cuộc chiến.

BM-13 Katyusha đang khai hỏa tại mặt trận phía Đông

+ Ưu điểm và nhược điểm

So với các hệ thống pháo hiện đại cùng thời gian, hệ thống nhiều phóng tên lửa có phương thức chiến đấu rất khác. Ưu điểm của hệ thống là rất đơn giản , cực kỳ hiệu quả trong bắn phá diện rộng, bắn rất nhiều tên lửa trong một thời gian ngắn , và thường được gắn trên phương tiện bánh lốp và sau khi bắn xong sẽ rút lui ngay để tránh bị phản pháo. Nhược điểm là việc nạp lại đạn cho hệ thống mất nhiều thời gian, kém chính xác hơn so với pháo binh, không thể duy trì hỏa lực trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong chiến trường, các hệ thống phóng tên lửa có thể gây ra tác động tâm lý rất lớn lên khu vực bị bắn phá do số lượng lớn tên lửa được phóng trong một thời gian ngắn bắn trùm lên một khu vực . Một hệ thống trong một lần bắn có thể phóng khoảng 4,35 tấn thuốc nổ trong một khoảng thời gian không quá 10 giây lên một khu vực rộng 400.000 mét vuông. Nhiều biến thể của hệ thống tên lửa nhiều nòng đã được thực hiện trong quá trình chiến tranh do thiết kế chỉ là đặt hệ thống ray lên xe cơ giới . Mỗi chiếc xe có những tên gọi khác nhau có định danh để phân biệt. “BM-x-y” để chỉ hệ thống đặt trên xe cơ giới . “M-x-y” để chỉ biến thể kéo . Với “x” là để chỉ loại tên lửa trong khi “y” là viết tắt của số thanh ray có trên hệ thống . Ví dụ, BM-8-16 cho thấy một chiếc xe bắn tên lửa M-8 với 16 đường ray. Xe sử dụng bệ phóng Katyusha từ xe tải, và xe tăng. Việc sản xuất bắt đầu với xe tải như ZIS-6, sau đó chuyển sang máy kéo STZ-5, sau đó là phương tiện của đồng minh từ chương trình Lend-Lease.

Hệ thống tên lửa phóng loạt BM-13 Katyusha dựa trên khung gầm xe tải ZIS-6, trong khuôn viên bảo tàng lịch sử quốc gia Ukraina

+ Lược sử chiến đấu

Các bệ phóng tên lửa Katyusha đầu tiên nhìn thấy phục vụ trong chiến dịch Barbarossa để chống lại quân Đức. Vào ngày 14 tháng bảy năm 1941, đội thử nghiệm được chỉ huy bởi đại úy Ivan Flyorov, bảy bệ phóng đã được sử dụng ở Rudnya đã gây hủy diệt lớn lên người Đức ở thị trấn này trước khi họ phải bỏ chạy trong hoảng loạn. Thành công này đã khiến Hồng quân chú ý đến Katyushas và tăng thêm số xe trong mỗi trung đoàn. Tất cả các đơn vị này đều thuộc sự kiểm soát của NKVD cho đến khi người Đức cho ra mắt hệ thống phóng của họ là Nebelwerfer. Người Đức đặt cho Katyusha biệt danh “Stalin Organ” là sự kết hợp của tên lãnh đạo Liên Xô với hình dáng giống như đàn Organ nhà thờ do những thanh ray. Đến cuối năm 1941, tám trung đoàn và 37 tiểu đoàn độc lập đã sẵn sàng với tổng số 554 Katyusha. Các hệ thống phóng Katyusha, được sản xuất với số lượng lớn ở mặt trận phía Đông, đã dành được thành công to lớn về mặt chiến lược trong chiến tranh, cấp cho quân đội Liên Xô khả năng bắn phá diện rộng và gây sốc tâm lý rất mạnh cho người Đức . Sự thành công của hệ thống đã làm nhiều quân đội của các quốc gia khác thấy cần phải có hệ thống phóng tên lửa đa nòng , chẳng hạn như T34 Calliope đặt trên xe tăng Sherman của mỹ, và panzerwerfer 42 của Đức

Add your comment