Maus – Chuột con 188 tấn

Nhiều thành tựu của cơ khí của Đức đã được áp dụng trên xe tăng của họ, nhiều giải pháp kỹ thuật được sử dụng cho tới nhiều năm sau đó. Tuy nhiên nỗi ám ảnh của họ lại dành cho chương trình xe tăng siêu nặng, nghe thì oai nhưng kết quả nó mang lại không tương xứng. Hitler được cho là người bắt đầu nỗi ám ảnh này, tuy nhiên thực tế đã có chương trình xe tăng “Colossal” với 4 pháo và 22 người vận hành nặng tới 150 tấn, được thực hiện vào cuối Thế chiến thứ 1 nhưng do nước Đức thua trận nên đã bị dừng lại, mà lúc này thì Hitler chưa nắm quyền nước Đức. Chính xác phải nói Hitler đã biến một sở thích thông thường thành nỗi ám ảnh về xe tăng siêu nặng. Công bằng mà nói thì, người Đức không phải là nước duy nhất phát triển xe tăng siêu nặng. Liên Xô với KV-5 120 tấn, người Mỹ với T28/95, người Nhật với O-I 100 tấn, Pháp với xe tăng 2C FCM. Tuy nhiên những dự án này chỉ là nghiên cứu độc lập. Còn ở nước Đức lại là xu hướng. Một số người nói người Đức làm những xe tăng siêu nặng này trong cơn tuyệt vọng cuối cùng của họ, nhưng điều này là không chính xác.

Nguyên mẫu 1 chiếc xe tăng Maus, năm 1945

Chương trình đã bắt đầu vào năm 1941, Krupp đã phát triển một chiếc xe tăng 72 tấn, với pháo 105mm. Sau đó công ty đã đề xuất xe tăng Lowe nặng 90 tấn, nhưng đã bị từ chối do Porsche đã dành được hợp đồng cho dự án Maus. Hợp đồng được ký kết vào năm 1942. Porsche sẽ chế tạo một xe tăng nặng khoảng 160 tấn với hai loại pháo là 150mm và 105mm, giáp trước lên tới 200mm và 180mm giáp sườn. Dự án được đặt tên là “Mammoth”. Trong tháng 12 năm 1942 dự án được đặt lại là “Mauschen”. Ferdinand Porsche được giao nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của dự án, còn Albert Speer sẽ hỗ trợ để dự án có thể đi vào sản xuất. Porsche đã không đảm bảo được cân nặng thiết kế của xe, do mong muốn tăng có thể đảm bảo về bảo vệ từ cả hai bên sườn và vấn đề về bố trí bên trong xe mà xe nặng tới 188 tấn. Với trọng lượng này thì không có cây cầu nào có thể chịu được. Các nhà thiết kế quyết định sẽ làm cho nó không thấm nước và hệ thống cho phép điều khiển dưới nước. Về mặt lý thuyết xe có thể đi ở sâu 8m dưới nước, tuy nhiên ngay cả với xe có trọng lượng nhẹ việc vượt sông đã cả vấn đề. Việc thử nghiệm vận hành vượt địa hình của Maus là không đầy đủ. Báo cáo về việc thử nghiệm tại Boblingen là cực kỳ lạc quan. Ví dụ họ nói trong báo cáo rằng Maus vẫn có thể duy trì di chuyển dù bị chìm dưới đất tới 50cm, nhưng họ đã không viết trong báo cáo trong 100km thử nghiệm là trên đường lát đá và đất cứng. Trường hợp duy nhất thử nghiệm việc vượt lầy làm cho Maus đã chìm gần tới phần nóc thân xe. Xe chỉ có thể được cứu hộ bằng cách đào lên.

Một nguyên mẫu Maus được trưng bày tại bảo tàng xe tăng Kubinka Nga (2009)

Vậy có cơ hội nào cho Maus khi vượt sông khi mà đáy sông còn tệ hơn cả lầy ? Sức mạnh của xe tăng nằm ở mặt cơ động. Giúp cho các đơn vị xe tăng có thể hành quân nhanh chóng, từ đó có thể cơ động nhanh theo yêu cầu của trận đánh. Maus không thể đáp ứng được điều này. Sức cơ động của nó rất kém. Nhiều người có thể nói rằng Maus có giáp đủ tốt để bảo vệ thay cho cơ động, tuy nhiên nó cũng không hề đem lại lợi thế. Thứ nhất, giáp của Maus có chất lượng rất kém. Khi nó được chế tạo, việc thiếu hụt Molypden* nghiêm trọng tại nước Đức, đã làm cho giáp các xe tăng Đức lúc này trở nên rất kém. Giáp kém làm nó dù không dễ bị xuyên thủng thì lại tạo nên những mảnh từ mặt trong giáp ở điểm va chạm làm chết tổ lái, phá hủy các bộ phận bên trong xe. Thực tế Maus chỉ bảo vệ như một xe nặng 60-70 tấn. Thứ hai Maus là mục tiêu lớn, điều này làm nó trở thành mồi ngon cho máy bay. Maus chắc chắn không thể sống sót nổi nếu chúng phải một quả bom mà giá thành sản xuất lại quá cao, làm đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của Maus trong thực chiến. Maus cũng có một điểm mạnh là pháo 128mm. pháo có thể đảm bảo tiêu diệt bất cứ xe tăng nào của Liên Xô và Đồng Minh từ khoảng cách lên tới 2500m. Không có xe nào từ bên Liên Xô hoặc Đồng Minh có thể làm ngược lại. Đáng buồn thay Maus không có cơ hội nào để đi vào chiến đấu. Hai nguyên mẫu bị phá hủy tại Kummersdorf khi quân đội Liên Xô đang tiếp cận. Có thể kết luận Maus là một dự án thất bại và viển vông như bao ước mơ của Hitler vậy.

*(Molypden, là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm 6 với ký hiệu Mo và số nguyên tử 42. Nó có điểm nóng chảy cao hàng thứ 6 trong số mọi nguyên tố đã biết và vì thế thường được sử dụng trong các loại hợp kim thép có sức bền cao).

Add your comment