Tại sao người Nga vẫn giữ Kaliningrad (Königsberg) sau WW2 ?
Kaliningrad vốn có tên Königsberg thuộc Vương quốc Phổ được thành lập năm 1255. Sau đó trở thành thủ phủ của tỉnh Đông Phổ thuộc Đế chế Đức. Thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh thế giới thứ hai và được quản lý bởi quân đội Xô viết năm 1945. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tại châu Âu với sự thất bại toàn diện của Đức vào tháng 11 năm 1918. Trong Hội nghị Hòa bình Versailles ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận ép Đức nhượng cho Ba Lan một dải đất có diện tích 15.540 km2 (thuộc địa bàn các tỉnh Tây Phổ và Posen), khai thông đường ra biển Baltic của Ba Lan. Chủ trương này đã dẫn đến sự hình thành của “Hành lang Ba Lan” cắt rời Đông Phổ khỏi phần lớn nước Đức và gây mâu thuẫn sâu sắc cho quốc dân Đức. Cũng như 2 triệu kiều dân Đức sinh sống trên “hành lang” ấy. Và đây cũng là một trong những lý do mà Ba Lan bị phang toét mồm bởi người Đức và Liên Xô với lý do tương tự (vùng đất Ba Lan chiếm sau chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921).
Thành phố Kaliningrad thuộc Liên Bang Nga ngày nay
Và như chúng ta đã biết, Liên Xô tiếp quản Đông Phổ sau khi đè bẹp người Đức. Stalin tỏ rõ thái độ muốn có trong tay vùng đất này, các công tác “Nga hóa” được tiến hành nhanh chóng. Các cố gắng này gần như không gặp bất cứ chở ngại nào từ dân bản địa, bởi lẽ họ đã bỏ chạy khỏi vùng này từ trước khi quân Liên Xô tấn công vào đây do lo ngại sự báo thù từ quân Nga. Liên Xô chỉ còn mỗi việc xây dựng lại và cho dân cùng với quân đội ở lại đây.
Và Đông Phổ đã trở thành Kaliningrad một cách đơn giản và chẳng ai phản đối, bởi vốn dĩ đã chẳng còn ai có thể phản đối nữa cả. Về phần người Đức, họ có khá nhiều lý do để không đòi lại Đông Phổ bởi lẽ:
– Kaliningrad là tiền đồn quan trong của Nga ở Châu Âu, nếu một ngày tội tệ nào đó tới. Ít ra người ta sẽ có chút dấu hiệu để biết trước.
– Chi phí xây dựng lại cho Kaliningrad là quá lớn, người Đức có quá nhiều thứ phải xây dựng lại vào thời điểm sau chiến tranh.
– Bằng việc “Nga hóa” có rất nhiều người Nga ở đó, kể cả có lấy lại cũng không giải quyết được họ.
– Vị trí của Kaliningrad là rất quan trọng với Nga, họ chắc chắn không nhả ra muốn lấy lại chỉ có thể đánh nhau
Vậy là nhìn chung thằng chủ cũ chẳng muốn lấy lại, thằng chủ mới cũng nhất quyết không nhả ra. Và thế là “em đã là vợ người ta”
Lính Đức ở Koenigsberg đầu hàng sau khi Hồng quân Liên Xô tiến vào thành phố 9/4/1945