Tóm lược nguyên nhân thất bại của Nhật trong thế chiến thứ II

Nhật Bản khi bắt đầu “cuộc chiến tranh vĩ đại” có 2 triệu 400 ngàn quân với tinh thần chiến đấu cao, hải quân Nhật lúc đó xếp thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh tính về số lượng tàu chiến. Lực lượng không quân của họ cũng rất mạnh với những chiếc Zero – là máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ. Nền công nghiệp chiến tranh của Nhật Bản lúc bấy giờ khá hiện đại, chi phí chiến tranh chiếm 76% ngân sách. Nền kinh tế phát triển nhanh: 5% mỗi năm. Nhật đứng đầu thế giới về công nghiệp dệt, sợi nhân tạo và len. Ngoài ra còn có nền đóng tàu và hàng không hiện đại, có mạng lưới nhà máy thủy điện rất hiệu quả và có thể tự đảm bảo về than đá và lương thực. Số người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp nặng đã tăng từ 30% (năm 1930) tới 47% (năm 1937).

Trước chiến tranh, Nhật đã dự trữ dầu đủ dùng trong 1 năm, quặng bauxite đủ dùng trong 9 tháng, còn thép thì đủ dùng trong 4 tháng. Tuy nhiên, không thể không công nhận rằng, Nhật đã nắm chắc phần thua khi phát động chiến tranh đánh Mỹ, Anh. Trân Châu cảng tuy là một chiến dịch quân sự tuyệt vời nhưng đó cũng là bằng chứng của tư duy chiến thuật cực kỳ nghèo nàn. Dân số Mỹ gấp đôi Nhật, diện tích gấp 15 lần, GDP gấp 11.8 lần, còn thu nhập trên đầu người gấp 18 lần. Sản lượng gang thép Mỹ gấp 12 lần Nhật, trọng tải tàu buôn gấp 5 lần, khai thức than gấp 9.3 lần, khai thác dầu gấp 527 lần. Trong những năm chiến tranh, khoảng cách về chi tiêu kinh tế và quân sự… mọi thứ đều mở rộng khoảng cách hơn. Hơn nữa, các nước liên minh chống phát xít đã hỗ trợ tích cực cho nhau, trong khi các đồng minh của Nhật lại chả giúp được gì và cũng chẳng muốn giúp. Nhật mất công toi khi đề nghị Đức tấn công Ấn Độ, tương tự, Nhật đã không tấn công Liên Xô như Đức mong muốn. Mỗi nước đã tự tiến hành cuộc chiến riêng của mình. Đáp lại yêu cầu là cung cấp 1 triệu tấn thép và một số tàu trọng tải lớn thì Đức chỉ đồng ý cung cấp có 10 ngàn tấn thép chuyên dụng.

Nhà máy sản xuất máy bay Zero của Nhật trong thế chiến thứ 2

Các nhà quân sự Nhật Bản khi gây chiến với kẻ thù mạnh hơn về quân số, họ cho rằng quân đội của mình sẽ thắng vì chuẩn bị tốt hơn cũng như tinh thần dũng cảm hơn. Nhưng “lượng” của Mỹ nhiều đến mức nhất định sẽ biến thành “chất”. Ngay trong năm 1941, Nhật chỉ sản xuất được có 6 ngàn máy bay thì Mỹ đã sản xuất được 20 ngàn. Trong suốt cuộc chiến, Mỹ sản xuất được 262 ngàn máy bay còn Nhật chỉ được có 59 ngàn chiếc. Quân đội Nhật không có cơ hội tấn công các trung tâm kinh tế, chính trị của phương Tây vì họ chiến đấu trên các nước thuộc địa của phương Tây. Mãn Châu được coi là nơi cung cấp nguyên vật liệu, lại chỉ cung cáp được có 4% sản lượng kim loại nhập khẩu, kim loại thiếu đến mức nhiều máy móc của các nhà máy phải đưa vào lò luyện kim để tái chế. Đất nước không có khả năng tiến hành chiến tranh trường kỳ nhưng giới quân sự vẫn buộc Nhật tham chiến, khi tấn công Trân Châu cảng, Nhật chỉ hy vọng vào chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.

Sự lớn mạnh về kinh tế của Nhật không có nghĩa là phát triển thực sự. Về ô tô, Mỹ sản xuất nhiều gấp 53 lần. Trong lĩnh vực khai khoáng, Nhật chỉ tạm coi là ngang với Mỹ về khai thác đồng và than đá. Hải quân Nhật tuy lớn thứ 3 thế giới nhưng họ lại đánh nhau với những nước xếp thứ nhất và hai. Siêu thiết giáp hạm Yamato và Musashi mà Nhật rất tự hào hóa ra là thứ vũ khí trong quá khứ. Máy bay, hàng không mẫu hạm và tàu ngầm mới là đóng vai trò quyết định trong hải chiến. Hiếm khi xảy ra “đấu súng” giữa 2 tàu với nhau. Hàng không mẫu hạm Mỹ hiệu quả hơn của Nhật vì tàu của Nhật không có hệ thống phóng máy bay, thế nên 4 máy bay của Mỹ có thể xuất kích trong 1 phút còn Nhật thì chỉ có 1 máy bay. Bộ chỉ huy Nhật chỉ quan tâm tới tấn công mà yếu khâu phòng thủ nên tàu chiến Nhật không cơ động bằng Mỹ, thiếu các phương tiện phòng thủ bờ biển. Hạm đội tàu ngầm của Mỹ đã hoạt động như chốn không người, gây thiệt hại nặng cho đội tàu vận tải Nhật.

Thiết giáp hạm Nhật Yamato – niềm tự hào của Hải quân Nhật. Tuy vậy nó lại phải nhận kết cục chết yểu, không thể đạt được chiến tích như mong đợi của những người “khai sinh” ra nó

Hồi đầu cuộc chiến, lục và hải quân Nhật còn chưa được trang bị radar. Họ còn đánh giá thấp khả năng của xe tăng, nên các đơn vị thiết giáp của họ vừa yếu lại vừa thiếu. Sau khi thua Liên Xô tại Khalkhin Gol, có người đã kêu gọi phát triển lực lượng thiết giáp. Và đây là câu trả lời: “Cần phải tiết kiệm kim loại, chúng ta có nhiều binh sĩ hơn là xe tăng của Liên Xô, binh lính của chúng ta ôm bom lao vào chúng và làm chúng nổ tung”. Năm 1942, năm sản xuất được nhiều xe tăng nhất nhưng cũng chỉ là 1165 chiếc. Và đó là những chiếc xe tăng kém nhất trong tất cả các nước tham chiến. Pháo binh Nhật cũng thua pháo binh Mỹ không chỉ về tầm bắn, sức mạnh mà ở tính cơ động vì lắp bánh gỗ, chỉ di chuyển được 12km/h. Súng trường Nhật là loại bắn phát một với 5 viên/băng, súng trường Mỹ đa số là loại bán tự động với khoảng 8 viên/băng. Nhưng súng Mỹ chỉ nặng bằng 2/3 súng Nhật. Nếu xét thêm chiều cao, cân nặng thì người Nhật chỉ bằng 2/3 người Mỹ với chiều cao trung bình 1m6 nặng 53kg. Thể lực không tốt và lại còn phải mang vác nhiều do thiếu thiết bị cơ giới. Trang bị chiến đấu khoảng 20-30kg, nhưng khi chiến đấu ở rừng nhiệt đới, nơi ngựa không thể tới thì một người phải mang tận 40-50kg.

Xe tăng Type 95 Ha-go của Nhật Bản, đây là một loại xe tăng hạng nhẹ của Nhật, tác chiến chủ yếu ở chiến trường Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Trong suốt những năm 1930, Liên Xô được coi là kẻ thù chính của Nhật nên trang bị của Nhật không được thử nghiệm một cách toàn diện cho điều kiện nhiệt đới. Quân đội Nhật phải chiến đấu trong những vùng lãnh thổ với cơ sở hạ tầng kém, nên họ phải xây dựng đường ray, sân bay, đường bộ, căn cứ… Và phải làm bằng tay. Do thiếu ô tô tải, máy kéo. Sân bay được xây rất chậm, máy bay phải xuất kích từ xa nên nhiều phi công đã hy sinh khi chưa về kịp sân bay. Cũng vì toàn chiếm được nước lạc hâu, nên khi tàu chiến Nhật hỏng thì phải mất một quãng đường rất xa để về các xưởng của họ. Bộ chỉ huy lại nghĩ tinh thần chiến đấu sẽ bù đắp chất lượng vũ khí và khí tài. Nhật phải chiến đấu trên nhiều mặt trận. Thậm chí ngay trước khi Mỹ chuẩn bị đổ bộ lên đất Nhật thì họ vẫn còn hơn 3 triệu quân ở nước ngoài (Trung Quốc, Mãn Châu, Triều Tiên…), còn ở chính quốc Nhật có 3 triệu 500 ngàn quân. Chiến đấu trên khu vực rộng lớn nhưng lại không có đủ phương tiện liên lạc, điện thoại.

Trái ngược với cuộc chiến tranh Nga-Nhật trước đó 40 năm, lúc đó người Nhật không chỉ tin vào bản thân mà còn tin vào kỹ thuật tiên tiến nữa. Còn giờ, họ chỉ tin vào bản thân mà thôi. Nhật không có bộ trưởng Quốc phòng nên những vụ tranh chấp giữa bộ chỉ huy lục quân và hải quân đã gây cản trở cho việc lập kế hoạch và tiến hành những chiến dịch hiệp đồng tác chiến. Đơn cử như năm 1938, lục quân và hải quân cùng mua một dây chuyền sản xuất động cơ máy bay của Đức. Động cơ máy bay được sản xuất ở 2 nhà máy khác nhau, nhưng không nhà máy nào làm được tới nơi tới chốn. Trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất, lục quân đã tự ý sản xuất tàu ngầm và hàng không mẫu hạm mà không thèm hỏi ý kiến hải quân. Tuy nhiên chất lượng cực kém nên không thể tham gia chiến đấu. Rất nhiều công nhân tay nghề cao của các nhà máy bị tung ra mặt trận nên thiếu nhiều nhân lực sản xuất. Trong chiến tranh, nước nào cũng hiện đại hóa vũ khí của mình thì Nhật lại kết thúc cuộc chiến bằng chính những vũ khí của họ ban đầu. Hồi đầu cuộc chiến, Nhật có nhiều chuyên viên giỏi trong kỹ thuật quân sự. Nhưng thời gian đào tạo lâu, còn đa số tân binh lại không có kinh nghiệm. Mà phương pháp đào tạo của Nhật lại bằng những cuốn sách hướng dẫn, với những thuật ngữ kỹ thuật phức tạp, vì thế một người không thể lái được ô tô khi chưa biết chữ. Ngược lại, người Mỹ đã được tiếp xúc với ô tô từ nhỏ, họ dùng những bức tranh minh họa đơn giản để huấn luyện nên thời gian huấn luyện cũng ngắn hơn nhiều.

Lính Nhật với thể chất thua sút rất nhiều so với binh lính Phe Đồng Minh phương Tây, Úc, New Zealand

Cuối chiến tranh, binh lính Nhật chỉ còn nhận được 2.800 calo/ngày (so với trước là 3.400 calo), nên thể lực của họ giảm đi đáng kể. Tiêu chuẩn nhập ngũ cũng giảm về thể chất, trí tuệ; cùng bệnh tật gia tăng. Tính riêng tại mặt trận Trung Quốc năm 1941, số người chết vì bệnh đã nhiều hơn bị giết trong chiến đấu. Trong khi người Mỹ, dùng hóa chất diệt muỗi, còn Nhật chỉ có cái màn. Những đơn vị đồn trú tại các đảo không được tiếp tế, nên chết đói là hiện tượng phổ biến.

Admin #Kizz – Hội những người thích tìm hiểu về chiến thứ 2

Add your comment