Hans Wilhelm Münch: Người tốt trong chốn địa ngục
Trong Thế Chiến 2, một số lượng lớn các tù nhân trải qua các thí nghiệm y tế trong các trại tập trung của Đức. Ở Auschwitz và các trại khác, các tù nhân phải chịu các thí nghiệm với mục tiêu phát triển vũ khí mới và phương pháp điều trị cho lính Đức. Và phải nói chúng vô cùng tàn bạo và vô nhân tính. Tuy nhiên, ở Auschwitz có một bác sĩ vô cùng đặc biệt đó là bác sĩ Hans Wilhelm Münch, người coc biệt danh “Người đàn ông tốt của Auschwitz.” (“The Good Man of Auschwitz.”). Ông được gọi như vậy vì đã thực hiện một loạt các mưu mẹo phức tạp để cứu những đối tượng thử nghiệm của mình, và từ chối tham gia vào những cuộc giết người không thể tồi tệ hơn ở Auschwitz.
Hans Münch sinh ngày 14 tháng 5 năm 1911 tại thành phố Freiburg im Breisgau,Đế quốc Đức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông bắt đầu học y khoa tại trường đại học Munich. Tháng 5 năm 1937 gia nhập Đảng Quốc xã. Năm 1939, ông nhận bằng tiến sĩ, sau đó kết hôn và bắt đầu làm việc ở Bavaria. Sau khi bắt đầu Thế chiến II, Hans quyết định phục vụ trong Wehrmacht, tuy nhiên ông đã bị từ chối do ông là bác sĩ ở hậu phương đã quá thiếu hụt vì những bác sĩ khác cũng tham gia quân đội. Vào tháng 6 năm 1943, Hans được tuyển trở thành nhà khoa học làm việc tại viện nghiên cứu vệ sinh dịch tễ của SS tại Raisko. Viện này nằm cách trại tập trung Auschwitz 2,5 dặm. Ở đó, Hans đã tham gia kiểm tra các tù nhân và nghiên cứu vi khuẩn. Trong một cuốn sách viết về các bác sĩ làm việc tại Auschwitz, người ta đã nhận xét Hans Münch là một bác sĩ có cam kết với lời thề Hippocrates mạnh hơn lòng trung thành của ông đối với SS. Không giống như những đồng nghiệp của mình Hans Münch từ chối tham gia vào quá trình “lựa chọn”.
Hans Wilhelm Münch trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh tại trại giam Auschwitz
Quá trình này là để quyết định ai sẽ là người bị đem ra thử nghiệm hoặc bị đem vào phòng hơi ngạt sau khi họ vào trại. Münch coi quá trình này kinh tởm và vô nhân đạo. Việc ông từ chối tham gia vào việc “lựa chọn” đã được xác nhận bằng lời khai của các nhân chứng trong phiên xử của ông. Mặc dù từ chối tham gia vào “lựa chọn”, Münch đã tiến hành các thí nghiệm về các tù nhân. Tuy nhiên ông tiến hành nhiều thủ đoạn khác nhau để kéo dài thử nghiệm lâu nhất có thể, và phương pháp thử nghiệm gây tổi thiểu thiệt hại lên sức khỏe của tù nhân. Vì vậy, ông đã cứu mạng sống của nhiều người, bằng cách cho họ trở thành những đối tượng của những cuộc thử nghiệm phức tạp và dài hơi. Năm 1945, sau khi sơ tán khỏi Auschwitz, Münch đã dành khoảng ba tháng trong trại tập trung Dachau. Sau khi kết thúc chiến tranh, ông đã không thể che giấu sự thật rằng ông đã từng làm việc với tư cách là một bác sĩ ở Auschwitz, và do đó đã bị bắt vào một trại tập trung của Mỹ.
Lựa chọn và phân loại tù nhân trước khi vào trại tập trung tử thần
Năm 1946, Münch, bị giam giữ, được đưa ra tòa tại thành phố Krakow của Ba Lan. Trong lần xét xử Auschwitz đầu tiên, một số cáo buộc đã được đưa ra chống lại ông, nhưng nhiều cựu tù nhân đã ra hỗ trợ cho Münch. Vào ngày 22 tháng 12 năm 1947, ông được tha bổng. Toa án đã ra phán quyết: ” Không chỉ vì Hans Wilhelm Münch không tham gia vào quá trình lựa chọn tù nhân, mà còn vì ông có thái độ nhân từ đối với tù nhân và giúp đỡ họ, kể khi ông ta phải chịu trách nhiệm. Hans làm điều này một cách hoàn toàn tự nguyện không phải vì quốc tịch, nguồn gốc chủng tộc hay tôn giáo” Trong số 41 bị can trong phiên toà xét xử trại Auschwitz, chỉ có Hans Münch được tha bổng. Sau đó, mọi người bắt đầu gọi ông là “Người đàn ông tốt của Auschwitz”, vì đã cứu nhiều người thoát khỏi cái chết trong phòng hơi. Có một điều lý thú là dù ban đầu có 41 bị cáo trong phiên tòa xét xử trại Auschwitz thì sau này người ta chỉ gọi phiên tòa này là là ” cuộc xét xử 40 tên đồ tể ở Auschwitz”. Người ta hoàn toàn không coi Hans Wilhelm Münch là cùng một hội với những tên đồ tể còn lại. Sau khi xét xử, Münch trở về Đức và bắt đầu làm bác sĩ thực hành ở Rosshaupten, Bavaria. Khi về già và bị mất trí, Münch đã có một số phát ngôn ủng hộ chú nghĩa Phát Xít. Điều này chứng tỏ ông ta trong thâm tâm vẫn trung thành với chủ nghĩa Phát Xít và cũng suýt nữa bị ra tòa, nhưng cuối cùng cũng được tha vì người ta thấy rằng ông ta không còn minh mẫn. Münch mất năm 2001 thọ 89 tuổi.
Một con người trung thành với lý tưởng nhưng lại không mù quáng vì nó chăng ?