Lịch sử hải quân Đức (Kriegsmarines) trong thế chiến hai.
– Do hòa ước Versailles, hải quân Đức bị cấm sở hữu hoặc đóng tàu có trọng tải trên 10.000 tấn cũng như số lượng quân nhân bị giới hạn ở mức 15.000 người. Trong thời gian này, cộng hòa Weimar lách luật bằng cách bí mật phát triển công nghệ tàu ngầm tại Thụy Điển và Hà Lan. Lực lượng này càng phát triển hơn dưới thời Hitler, người Anh đã bật đèn xanh cho hải quân Đức thông qua “Thỏa thuận hải quân Anh-Đức” được kí kết vào năm 6/1935 cho phép Đức thoải mái đóng tàu miễn là trọng tải hải quân Đức chỉ khoảng 1/3 hải quân Anh.
Hạ thủy thiết giáp hạm bỏ túi Deutschland – Một cách lách luật của người Đức với điều khoản giới hạn ngặt nghèo của hòa ước Versailles
– Để chuẩn bị cho cuộc chiến mà Đức Quốc Xã chuẩn bị phát động, Hitler ra lệnh cho hải quân Đức phải tự quyết định rằng họ sẽ sử dụng học thuyết nào trong cuộc chiến này. Phía Kriegsmarine chia làm hai phe :
+ Phe ủng hộ phát triển các loại tàu chiến nổi do Thủy Sư Đô Đốc đồng thời cũng là tư lệnh hải quân Đức lúc bấy giờ là Erich Reader lãnh đạo. Phe này cho rằng các hạm đổi Đức sẽ vừa có thể đóng vai trò trong việc tiêu diệt các tàu buôn cô lập Anh Quốc vừa hỗ trợ cho các kế hoạch đổ bộ lên Anh trong tương lai. Theo Raeder, Đức Quốc Xã sẽ phải sản xuất hàng loạt tàu sân bay, thiết giáp hạm, tàu tuần dương,… để đủ nguồn lực phục vụ cho học thuyết này.
+ Phe ủng hộ phát triển tàu ngầm do Chuẩn Đô Đốc Karl Doenitz lãnh đạo. Ông này cho rằng hải quân Đức đã bị người Anh bỏ xa và không tài nào người Đức có thể đủ nguồn lực để chạy đua vũ trang lực lượng hải quân với Anh Quốc, việc sản xuất tàu ngầm cũng tốn ít tài nguyên và thời gian hơn hẳn các hạm đội nổi của Raeder. Doenitz cho rằng mặc dù không thể hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ của hải quân Đức trong tương lai, nhưng tàu ngầm Đức sẽ là giải pháp phù hợp nhất để tiêu diệt tàu buôn nhằm cô lập Anh Quốc.
Adolf Hitler và nhiều tướng lĩnh khác trong bộ tham mưu Đức ủng hộ Raeder hơn là Doenitz, họ bắt đầu ưu tiên nguồn lực để đóng các mẫu tàu sân bay Graf Zeppelin, thiết giáp hạm Bismarck,… thay vì ưu tiên sản xuất các mẫu tàu ngầm U boat của Doenitz.
– Bismarck chính là di sản huy hoàng nhất của Raeder và đồng thời cũng là thất bại thảm hại nhất của vị tư lệnh hải quân này. Vào ngày 24/8/1940, chiếc Bismarck đã bị hải quân Anh đánh chìm sau nhiều ngày bị lực lượng này truy đuổi. Điều này khiến nhiều vị tướng lĩnh Đức nhận ra một sự thật rằng không bao giờ hải quân Đức có thể đánh bại hải quân Anh bằng cách đường đường chính chính. Hitler ra lệnh ngưng kế hoạch Z ( học thuyết của Raeder ) và bắt đầu quay sang ủng hộ Doenitz, sau này Hitler cũng căt chức tư lệnh hải quân của Raeder và cử Doenitz lên thay thế.
Thiết giáp hạm Bismarck – biểu tượng và cũng là nỗi đau thất bại của hải quân Đức quốc xã
– Doenitz bắt đầu phát triển chiến thuật “Đàn sói” cho các tàu ngầm Đức, có thể mô tả chiến thuật này như sau :
+ Bước 1 : Các tàu ngầm Đức tuần tra đơn độc trong một vùng biển nhất định, các tàu này sẽ báo lại cho sở chỉ huy nếu phát hiện ra các đoàn tàu buôn của Anh.
+Bước 2 : Các tàu ngầm Đức khác sẽ tập hợp lại theo dấu đoàn tàu buôn ấy. Chờ đến khi đêm xuống thì tàu ngầm sẽ tấn công bằng ngư lôi. Nhờ yếu tố bất ngờ và ưu thế số lượng, hầu như đoàn tàu buôn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
+Bước 3 : Sau khi tấn công thành công (hoặc thất bại), các đoàn tàu ngầm Đức sẽ tản ra về cảng sửa chữa hoặc tiếp tục tuần tra như bước 1.
– Chỉ trong một thời gian ngắn, tàu ngầm Đức đã có hàng loạt chiến thắng huy hoàng, nhiều thuyền trưởng U boat đã ghi nhận được thành tích tiêu diệt hàng chục tàu buôn Đồng Minh. Tuy nhiên tàu ngầm Đức không hề vô địch, các tàu khu trục và hộ tống Anh lúc này vẫn có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu ngầm Đức, việc tàu ngầm Đức thành công thường là do họ tấn công các tàu buôn không có vũ trang hay tàu quân sự hộ tống (Giống như bạn lái xe tăng tiêu diệt cả đống xe tải của địch vốn không thể kháng cự lại).
Hình ảnh tàu ngầm Đức Uboat Type 7C – một loại tàu ngầm phổ biến trong biên chế của Hải quân Đức cùng với học thuyết tác chiến “bầy sói” lừng danh”
– Nhờ vào sự can thiệp của Mĩ vào năm 1941, Anh đã có thêm nhiều tàu khu trục và tàu hộ tống giúp họ có thể chống trả lại Uboat. Vô số thuyền trưởng Uboat lừng danh đã bị người Anh tiêu diệt trong thời kì này. Mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn khi người Anh giải mã Enigma của Đức (Đây là đòn đánh mạnh nhất của Anh vào người Đức khi chiến thuật đàn sói yêu cầu sự giao tiếp giữa các tàu ngầm với nhau và với cả bộ chỉ huy hải quân Đức).
– Kể từ đây, Hải quân Đức đã hoàn toàn bị liên quân Anh-Mĩ đánh bại và chỉ còn suy tàn từ từ như Đệ Tam Đế Chế.